Thành phố tam kỳ - Quảng Nam
Trước kia, từ vị trí một ngã ba, nay trở thành thành phố với nhiều giao lộ lớn. Hạ tầng phố phường đã xây dựng khá nhiều và quy mô, nhất là khu hành chánh, quảng trường, ... Thị xã Tam Kỳ là một đô thị được hình thành từ lâu, có bề dày lịch sử. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, Tam Kỳ luôn có sự phát triển không ngừng, gắn liền với vùng đất Quảng Nam giàu truyền thống cách mạng kiên cường, bất khuất trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước. Sau Cách mạng tháng 8/1945, huyện Tam Kỳ có huyện lỵ là thị trấn Tam Kỳ. Đến ngày 30/01/1951 thị xã Tam Kỳ được thành lập và được chọn là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam. Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, dưới chính quyền Sài Gòn, huyện Tam Kỳ được gọi là quận Tam Kỳ và quận Q Tín.
Một số danh lam thắng cảnh ở Tam Kỳ
Một số cảnh đẹp ở Tam Kỳ
Quý khách có thể đến thăm một số di tích, danh thắng tại Tam Kỳ gắn liền với bề dày lịch sử địa phương như Văn Thánh – Khổng Miếu (di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia), hồ Phú Ninh, Địa đạo Kỳ Anh, Bãi sậy sông Đầm, đình làng Vĩnh Bình, di tích rừng cây mang tên Bác cùng các di tích văn hóa đình làng khác. Tại thành phố Tam Kỳ, ngoài thú vui đi chợ để tìm hiểu đời sống văn hoá của cộng đồng dân cư, du khách còn có thể mua sắm tại một số cửa hàng nằm trên các đường phố chính ở trung tâm thành phố với đa dạng chủng loại hàng hoá
Ngoài ra Tam Kỳ còn có một món đặc sản cơm gà. Đến thành phố này du khách có thể tìm thấy món ngon này bất cứ nơi nào. Dọc thành phố Tam Kỳ có tới vài chục quán cơm gà, mà quán nào cũng tấp nập khách ra vào. Là cơm gà thì tất nhiên nguyên liệu chính phải là gà rồi nhưng phải là gà ta. Giống gà ở nơi miền cát nóng này phải vất vả bới sục tìm thức ăn nên thịt chắc, da mỏng. Con gà sau khi chế biến có da vàng ươm, từng thớ thịt săn lại, thơm nức. Cơm cũng được nấu bằng chính nước luộc gà, vì thế khi chín hạt cơm ngả màu vàng óng, có độ bóng mượt rất hấp dẫn Tam Kỳ được biết đến là trung tâm kinh tế, hành chính và giải trí của tỉnh Quảng Nam.
Quý khách có thể đến thăm một số di tích, danh thắng tại Tam Kỳ gắn liền với bề dày lịch sử địa phương như Văn Thánh – Khổng Miếu (di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia), hồ Phú Ninh, Địa đạo Kỳ Anh, Bãi sậy sông Đầm, đình làng Vĩnh Bình, di tích rừng cây mang tên Bác cùng các di tích văn hóa đình làng khác.
Ngoài ra, thành phố Tam Kỳ còn có các cửa hàng lưu niệm khi quý khách hàng tham quan Tam Kỳ. Ở đây có rất nhiều cửa hàng quà lưu niệm như:Cửa hàng tranh Cát Vạn Thiên Sa, Craft Window, Thêu tay nghệ thuật Hùng Vương, Cửa hàng lưu niệm xưa Handicraft....Đến với thành phố này, điểm thu hút nhất không phải bởi những tụ điểm du lịch mà là đời sống văn hóa của con người nơi đây. Không có nhiều lợi thế về vẻ đẹp thiên nhiên nhưng con người Tam Kỳ đã và đang từng bước xây dựng thành phố này trở thành đô thị loại 2.
Bên ngoài thành phố Tam Kỳ, quý khách có thể đến thăm một số điểm du lịch tiêu biểu khác tại Quảng Nam như phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn (2 di sản văn hóa thế giới). Hoặc kinh đô cổ Trà Kiệu, các tháp chàm Khương Mỹ, Chiên Đàn, Bàng An, Phật viện Đồng Dương… để thấy được sự giao thoa văn hóa giữa các thời kì tại đây. Khí hậu Quảng Nam chia thành 2 loại rõ rệt: khí hậu nhiệt đới của vùng ven biển và khí hậu ôn đới vùng cao. Từ tháng 2 đến tháng 4 là khí hậu nóng và khô, ngược lại sẽ nhiều mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Nhiệt độ trung bình là 25 độ C.
Tam Kỳ từ một thành phố trở thành thành phố trực thuộc tỉnh theo Nghị định số 113/2006/NĐCP ngày 29 tháng 9 năm 2006. Hiện nay Tam Kỳ là đô thị loại 3 và phấn đấu trở thành đô thị loại 2 vào năm 2010. Thành phố Tam Kỳ có 9.263,56 ha diện tích tự nhiên và 305.662 nhân khẩu (9/2006), gồm 13 đơn vị hành chính là: 9 phường (An Mỹ, An Sơn, Hòa Hương, Phước Hòa, An Xuân, An Phú, Trường Xuân, Tân Thạnh, Hòa Thuận) và 4 xã (Tam Thăng, Tam Thanh, Tam Phú, Tam Ngọc). Địa giới hành chính thành phố Tam Kỳ: phía bắc giáp huyện Thăng Bình và huyện Phú Ninh, phía nam giáp huyện Núi Thành, phía tây giáp huyện Phú Ninh, phía đông giáp biển Đông. Thành phố gồm có các đường phố chính như: Hùng Vương, Phan Chu Trinh, Trần Cao Vân, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Hoàng, Phan Bội Châu, Trưng Nữ Vương, Thanh Niên, ...
Tại thành phố Tam Kỳ, ngoài thú vui đi chợ để tìm hiểu đời sống văn hoá của cộng đồng dân cư, du khách còn có thể mua sắm tại một số cửa hàng nằm trên các đường phố chính ở trung tâm thành phố với đa dạng chủng loại hàng hoá... Ngoài ra Tam Kỳ còn có một món đặc sản cơm gà. Đến thành phố này du khách có thể tìm thấy món ngon này bất cứ nơi nào. Dọc thành phố Tam Kỳ có tới vài chục quán cơm gà, mà quán nào cũng tấp nập khách ra vào. Là cơm gà thì tất nhiên nguyên liệu chính phải là gà rồi nhưng phải là gà ta. Giống gà ở nơi miền cát nóng này phải vất vả bới sục tìm thức ăn nên thịt chắc, da mỏng. Con gà sau khi chế biến có da vàng ươm, từng thớ thịt săn lại, thơm nức. Cơm cũng được nấu bằng chính nước luộc gà, vì thế khi chín hạt cơm ngả màu vàng óng, có độ bóng mượt rất hấp dẫn.